Trên vỏ container, đặc biệt là ở cửa container thường có một số ký hiệu, mã hiệu, gồm:
1/ Số hiệu container (Container number): Đây là dãy chữ và số đặc trưng, duy nhất của mỗi container. Số hiệu container gồm 4 chữ cái và 7 chữ số.
- 3 chữ cái đầu thể hiện chủ sở hữu container (owner code).
- Chữ cái thứ tư là ký hiệu của thiết bị (equipment category).
- 6 chữ số tiếp theo là số sê-ri (serial number) của container.
- Số thứ 7 là số kiểm tra (check digit).
2/ Mã ISO (ISO code) : Mã gồm 4 ký tự, thể hiện kích thước và kiểu container.
- Ký tự đầu tiên thể hiện chiều dài container (ví dụ: Số 2 thể hiện container 20 feet, chữ L thể hiện container 45 feet).
- Ký tự thứ hai thể hiện chiều rộng và chiều cao container (ví dụ: Số 5 thể hiện container có chiều cao 9 feet 6 inch và chiều rộng 8 feet).
- Ký tự thứ ba thể hiện kiểu container (ví dụ: Chữ A là container hàng không, chữ B là container hàng khô, chữ U là container mở nắp trên đỉnh).
- Ký tự thứ tư kết hợp với ký tự thứ ba để mô tả chi tiết hơn về kiểu container (ví dụ: V1 là container có hệ thống thông hơi cơ khí được đặt ở bên trong).
3/ MAX GR (Max Gross Weight) : Là tổng khối lượng có thể chứa được của container, tính cả vỏ container và hàng hóa bên trong.
4/ TARE: Là khối lượng bì, tức là khối lượng của vỏ container.
5/ NET/ MAX CW (Max Cargo Weight)/ PAYLOAD : Là khối lượng hàng hóa có thể chứa được của container.
6/ CU CAP (Cubic Capacity): Là thể tích tối đa của container. Thông số này cần thiết để tính toán khả năng chất xếp đối với những mặt hàng nhẹ, nhưng chiếm nhiều thể tích.
Ngoài ra, trên cửa container cũng có biển xác nhận đăng kiểm container đủ khả năng chở hàng, khả năng đi biển. Ở các mặt khác, trên nóc và bên trong container còn một số ký hiệu, mã hiệu để lưu ý người vận hành trong quá trình chất xếp hàng hóa, nâng hạ container.
Nguồn: Hỏi đáp logistics – Trần Thanh Hải (NXB Công Thương)
Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics trong chuỗi giá trị nông sản, THILOGI tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn gói, kết hợp với vận tải đa phương thức từ vận tải đường bộ, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, kho bãi, thủ tục kiểm dịch thực phẩm… với chi phí tối ưu.
Ngày 1/10, hơn 10 container sầu riêng của khách hàng tại Đắk Lắk được xuất khẩu qua cảng Chu Lai trên chuyến tàu thuộc hãng SITC.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Hiện, THILOGI là đối tác của các doanh nghiệp lớn, cung ứng dịch vụ đóng gói đa dạng các mặt hàng như: xe máy, ô tô, la phông, vỏ cabin, lốp xe, máy móc lớn, thiết bị công nghiệp…xuất khẩu sang Myanmar, Indonesia, Philippines, Kazakhstan, Mỹ, đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các giải pháp đóng gói toàn diện với hiệu quả tốt nhất.
Từ ngày 23 - 25/9, THILOGI tiếp nhận và vận chuyển gần 2.100 con bò sinh sản từ trang trại Ia Puch (Việt Nam) sang các Khu liên hợp (KLH) Koun Mom, Snuol (Campuchia) cho Tập đoàn THACO AGRI.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Từ ngày 05 - 08/9, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI đóng gói lô thiết bị gồm: dây chống đổ ngã, máy thổi bao PE xanh, túi vải định hình, bao ni lông và các thiết bị phụ trợ. Lô hàng do Công ty Nhựa Công nghiệp (THACO INDUSTRIES) sản xuất để xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol (Campuchia).
THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.
Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Cross docking là kỹ thuật trong logistics, nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động kho hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi. Cross docking đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng - giao hàng.