Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Cảng Chu Lai có khả năng tiếp nhận đồng thời 5 tàu hàng có tải trọng lớn sau khi đưa cầu cảng số 2 vào khai thác
Trong tháng 10/2024, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai đạt gần 500.000 tấn (tăng 27% so với tháng trước), bao gồm hàng container, hàng rời, hàng siêu trọng, hàng lỏng, khí. Hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế như: Bắc Chu Lai, Tam Thăng (Quảng Nam), Dung Quất, VSIP (Quảng Ngãi); khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia. Bên cạnh mức tăng trưởng khá của hàng container thì sản lượng hàng rời xuất khẩu (viên nén, dăm gỗ, khoáng sản…) cũng tăng cao (hơn 25% so với tháng 9).
Trước đó, trong tháng 9, cảng Chu Lai đã đưa vào khai thác cầu cảng số 2 với chiều dài 365m, nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận cùng lúc 5 tàu hàng có tải trọng lớn, đồng thời gia tăng tần suất khai thác tàu. Bên cạnh đó, năng lực xếp dỡ container của cảng cũng được gia tăng và duy trì ở mức 80 container/giờ, rút ngắn từ 10 – 20% thời gian giải phóng tàu.
Với mục tiêu trở thành cảng container chuyên dụng, cửa ngõ trung chuyển quốc tế tại miền Trung, cảng Chu Lai đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tập trung phát triển nguồn hàng tại Quảng Nam và các tỉnh lân cận, khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia. Đồng thời, cảng đẩy mạnh việc xúc tiến, kết nối với nhiều hãng tàu quốc tế, đa dạng các tuyến hàng hải; bố trí, sắp xếp cầu bến hợp lý; nâng cao hiệu quả hoạt động của trang thiết bị xếp dỡ, ứng dụng công nghệ trong khai thác cảng. Ngoài ra, cảng Chu Lai còn đẩy mạnh đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho CBNV để nâng cao chất lượng quản lý và điều hành dịch vụ cảng.
Ngày 05/12, tại TP. Đà Nẵng, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về pháp luật hàng hải năm 2024. Đại diện THILOGI tham dự hội nghị có ông Võ Văn Thiên - Phó Giám đốc Xí nghiệp, Công ty Cảng biển quốc tế Chu Lai và ông Phạm Đình Hải - Trưởng phòng Quản lý tàu, Công ty Vận tải biển THILOGI.
Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần xuất/nhập khẩu hàng hóa đường biển tại khu vực miền Trung và đang tìm hiểu “cửa ngõ” xuất/nhập khẩu phù hợp, dịch vụ uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn, kịp thời với chi phí tối ưu nhất, hãy tìm hiểu Trung tâm dịch vụ logistics tại Cảng biển quốc tế Chu Lai (Quảng Nam)
Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 24/11, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI hoàn thành đóng gói lô thiết bị sản xuất mắt kính cho khách hàng tại Khu công nghiệp VSIP (Quảng Ngãi). Toàn bộ lô hàng được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối trục tiếp đến thị trường Mỹ
Ngày 14/11, hơn 400 đại biểu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành Logistics” do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Đại diện THILOGI, ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự diễn đàn.
Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đang phát huy vai trò mũi nhọn trở thành cửa ngõ kết nối giao thương trong mô hình vận tải đa phương thức: vận tải đường bộ - cảng biển - vận tải biển, giúp khơi thông luồng hàng xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung và tây Nguyên.
Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…
Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.