Ngày 10/4, chuyến tàu Trường Hải Star 3 trung chuyển 1.700 tấn sắn lát của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VBS từ cảng Chu Lai dến cảng Hải Phòng để xếp lên tàu SITC KWANGYANG, thực hiện xuất khẩu sang Trung Quốc . Đây là lô sắn lát được vận chuyển trực tiếp từ Sekong, Lào đến cảng Chu Lai.
Vận chuyển sắn lát trực tiếp từ Lào về cảng Chu Lai để xuất khẩu
Sắn lát là hàng rời có phương thức vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ đặc thù, chi phí cao, mất nhiều thời gian. Sau khi nghiên cứu và khảo sát, nhận thấy cảng Chu Lai có khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, thời gian và chi phí, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VBS (Doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm sản nguyên liệu, khai thác hàng nông sản xuất khẩu từ Lào) đã chọn cảng Chu Lai để xuất khẩu mặt hàng sắn lát. Doanh nghiệp này đang lưu trữ hơn 1.000 tấn sắn lát tại cảng và sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
>> Cảng Chu Lai thu hút nguồn hàng nông sản xuất nhập khẩu
Cảng Chu Lai đẩy mạnh khai thác các nguồn hàng có sản lượng xuất khẩu lớn tại Lào
Hiện nay, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào ngày càng tăng cao, mở ra cơ hội để các cảng ở miền Trung Việt Nam thu hút nguồn “chân hàng”, thúc đẩy giao thương khu vực và quốc tế. Là cửa ngõ ra biển của vùng Nam Lào, cảng Chu Lai hiện đang khai thác nguồn hàng xuất khẩu từ các vùng Savanakhet, Sepon, Attapeu, Pakse, Sekong với các sản phẩm có dư địa phát triển như nguyên liệu giấy, tinh bột sắn, trái cây tươi và đặc biệt là sắn lát. Hệ thống kho, bãi tại cảng có thể lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn và đa dạng chủng loại; các thủ tục tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản, thủ tục hải quan, xuất hàng… đều nhanh chóng, phục vụ tốt nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Cảng Chu Lai đang đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, khai thác nguồn hàng xuất khẩu của các nước lân cận, trong đó chủ lực là từ Lào, thực hiện mục tiêu trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa quốc tế tại miền Trung.
>> Cảng Chu Lai thu hút nguồn hàng nông sản xuất nhập khẩu
Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần xuất/nhập khẩu hàng hóa đường biển tại khu vực miền Trung và đang tìm hiểu “cửa ngõ” xuất/nhập khẩu phù hợp, dịch vụ uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn, kịp thời với chi phí tối ưu nhất, hãy tìm hiểu Trung tâm dịch vụ logistics tại Cảng biển quốc tế Chu Lai (Quảng Nam)
Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 24/11, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI hoàn thành đóng gói lô thiết bị sản xuất mắt kính cho khách hàng tại Khu công nghiệp VSIP (Quảng Ngãi). Toàn bộ lô hàng được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối trục tiếp đến thị trường Mỹ
Ngày 14/11, hơn 400 đại biểu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành Logistics” do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Đại diện THILOGI, ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự diễn đàn.
Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đang phát huy vai trò mũi nhọn trở thành cửa ngõ kết nối giao thương trong mô hình vận tải đa phương thức: vận tải đường bộ - cảng biển - vận tải biển, giúp khơi thông luồng hàng xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung và tây Nguyên.
Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…
Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.