Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 của Agility, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thế giới. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Malaysia, Thái Lan, còn vượt lên trên Philippines, Myanmar và Campuchia. Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026. Vị trí này là nhờ các chính sách khuyến khích sản xuất, thu hút đầu tư và sự bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Malaysia, Thái Lan, vượt lên Philippines, Myanmar và Campuchia.
Dù gặp khó khăn trong đại dịch, ngành vẫn phát triển nhờ việc tận dụng hiệu quả của các doanh nghiệp trong các Hiệp định Thương mại tự do.
Cùng với đó, sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, sự bùng nổ thương mại điện tử đã mang lại những cơ hội thực sự cho ngành.
Việt Nam tham gia sâu hơn vào logistics
Lĩnh vực logistics của Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của các trang tin quốc tế tuần qua. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu sôi động là động lực chính thúc đẩy vận tải biển Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới logistics toàn cầu.
Chuyên trang Global Trade đăng tải thông tin về thương vụ tiềm năng trị giá 6 tỷ USD giữa tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới MSC/TIL và Thành phố Hồ Chí Minh để đầu tư xây dựng dự án Cảng lớn nhất Việt Nam ở bến Cần Giờ.
Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu sôi động là động lực chính thúc đẩy vận tải biển Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới logistics toàn cầu. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Dự án có quy mô khoảng 7,2 km cầu cảng, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay là 24.000 Teus, công suất thông qua 10 - 15 triệu Teus.
Nhu cầu giao thương gia tăng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng là yếu tố thúc đẩy sự hình thành các tuyến vận tải biển mới.
Đưa tin về sự kiện khai trương tuyến tàu biển kết nối miền Trung Việt Nam với Ấn Độ, trang tin Economics Times cho biết tuyến vận tải biển này sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển giữa 2 nước xuống từ 21 - 22 ngày xuống còn 14 - 15 ngày, từ đó mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có tiềm năng dồi dào để phát triển thị trường logistics thương mại điện tử.
Bài viết trên trang tin Fibre2fashion nhấn mạnh, với một thị trường kinh tế kỹ thuật số có quy mô lên tới hơn 50 tỷ USD, Việt Nam có thể phát triển một ngành công nghiệp hậu cần hiệu quả bằng cách nắm bắt các cơ hội phát sinh từ thương mại điện tử và thích ứng với công nghệ hiện đại.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-dung-thu-11-trong-top-50-thi-truong-logistics-moi-noi-20220815111521296.htm