Tin tức

Phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á

Mức phí xếp dỡ hàng hóa mà doanh nghiệp cảng biển Việt Nam được hưởng chỉ bằng 1/3 chi phí mà hãng tàu thu từ chủ hàng - thấp nhất trong các nước Đông Nam Á.

Thông tin này được ông Lê Quang Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) chia sẻ tại hội nghị Hộ chiếu logistics tại TP HCM.

Ông Trung dẫn chứng, phụ phí xếp dỡ tại cảng hay còn gọi là phí THC (terminal handling charge) đang được các hãng tàu quốc tế thu với mức 140 USD một container 20 feet. Thế nhưng, các đơn vị này chỉ trả cho doanh nghiệp cảng biển Việt Nam - đơn vị trực tiếp nâng hạ container khoảng 52 USD, chiếm 37% chi phí trên tổng số tiền mà họ đã thu từ chủ hàng. Đây là mức thấp trong khu vực Đông Nam Á, vì các doanh nghiệp cảng biển tại Campuchia được trả tới 90 USD, Singapore là 115 USD trên một container xếp dỡ.

"Đây thực sự là thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì họ đã phải đầu tư hàng trăm triệu USD cho cầu cảng nhưng mức phí thu về quá thấp. Do đó, Chính phủ đang nghiên cứu để nâng mức phí sàn tại các cảng biển Việt Nam", ông Trung nói.

cang-cat-lai-5-5050-1677681742.jpg


Ngoài thất thu phí nâng hạ container, ông Trung cho rằng thời gian thông quan kéo dài cũng đang khiến doanh nghiệp logistics gặp khó. Đặc biệt, thủ tục chuyển cảng nội địa phức tạp gây mất thời gian và tốn chi phí của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Thuyên, đại diện tổ chức Hộ chiếu Chuỗi dịch vụ cung ứng toàn cầu (WLP) cho rằng, thời gian thông quan tại các cảng biển Việt Nam đang ì ạch, trung bình mất khoảng 52 giờ.

Ông Thuyên đề nghị các doanh nghiệp nên tham gia Chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới (WLP) để giảm kinh phí, tiết kiệm thời gian và tăng cơ hội cấp tiếp cận các thị trường mới.

Hộ chiếu logistics thế giới (WLP) là một sáng kiến toàn cầu do Dubai dẫn dắt nhằm tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại thế giới. Chương trình đã bổ sung Việt Nam vào danh sách các trung tâm logistics và thương mại của khu vực (gọi tắt là Hub). WLP đã làm việc với các đối tác tại 29 Hub thuộc mạng lưới. Tại Việt Nam, vừa có 9 doanh nghiệp ký kết là đối tác của WLP và 22 doanh nghiệp thuộc VLA đăng ký là Hội viên WLP.

Khi tham gia vào mạng lưới WLP, hàng hóa của doanh nghiệp Việt sẽ được hỗ trợ về thông quan, miễn thuế hàng không, giảm thời gian kiểm tra, miễn phí hoặc giảm thời gian lưu kho lên tới 48 giờ, hàng hóa có thể được thông quan trước khi đến cảng nên sẽ tiết kiệm tới 40% chi phí vận hành.

Ông Thuyên dẫn chứng, các hàng hóa xuất khẩu qua Dubai thuộc thành viên của WLP đang tiết kiệm được 75-100 USD trên một lô hàng và thời gian thông quan chỉ 6-8 tiếng. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp bị chậm giao hàng có thể được lưu kho tại Dubai miễn phí.

Ông Bader Abdulla Al Matrooshi, Đại sứ UAE tại Việt Nam, cho biết với những lợi thế trên, cơ quan Hải quan Dubai đang kỳ vọng hàng hóa giao thương từ Việt Nam đến các thị trường mới tăng từ 0,5% lên đến 27%. Hiện, UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 8 tỷ USD.

Nguồn: https://vnexpress.net

 

Tin tức khác

Tin tức khác

PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM HÀNG HÓA: COMMODITY, CARGO VÀ GOODS

Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.

TÌM HIỂU VỀ TÀU NEO PANAMAX VÀ FEEDER

Tàu Neo-Panamax: Là loại tàu chở hàng có kích thước và trọng tải trong quy định, có thể đi qua kênh đào Panama. Tàu gom hàng (feeder): Là loại tàu nhỏ, thông thường có tải trọng từ 300 đến 1.000 TEU.

VIỆT NAM TRỞ THÀNH QUỐC GIA XUẤT KHẨU RAU QUẢ LỚN THỨ 2 SANG TRUNG QUỐC

Trong năm 2023, Trung Quốc đã chi hơn 24,4 tỷ USD để nhập các loại rau quả. Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng vọt gấp hơn 10 lần, Việt Nam hiện đã vượt Chile trở thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc…

GIÁ XĂNG DẦU ĐỒNG LOẠT GIẢM

Ngày 11.3, ghi nhận lúc 7 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ, mức giảm hơn 0,6%. Theo đó, giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 77,49 USD/thùng; giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 81,59 USD/thùng.

CẢNG INCHEON (HÀN QUỐC) MỞ THÊM CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN TỚI VIỆT NAM

Chính quyền cảng Incheon (IPA) ngày 6/3 thông báo hãng tàu nước ngoài Maersk từ ngày 4/3 đã bắt đầu dịch vụ PH5 tại Cảng Incheon.

CHUYÊN GIA MẠNG MỸ NGHI NGỜ MODEM TRÊN CẨU DO TRUNG QUỐC SẢN XUẤT

Thiết bị liên lạc được tìm thấy trên cần cẩu do Trung Quốc sản xuất ở Mỹ đã làm dấy lên lo ngại mới về hoạt động gián điệp.

CÁC HÃNG TÀU ĐANG THU KHOẢNG 10 LOẠI PHỤ PHÍ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI CẢNG BIỂN

Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (Visaba) vừa có ý kiến khi hàng loạt loại phí, phụ thu do hãng tàu nước ngoài tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng.

XUẤT NHẬP KHẨU 2 THÁNG ĐẦU NĂM ĐẠT 113,96 TỶ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 48,54 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

FOLK MARITIME - MỘT HÃNG TÀU CONTAINER MỚI RA ĐỜI TẠI Ả RẬP SAUDI

Hãng tàu Folk Maritime có trụ sở tại Riyadh được lãnh đạo bởi cựu ông chủ Hamburg Süd Poul Hestbaek, người đã rời công ty Maersk vào tháng 8 năm ngoái. Folk Maritime tự mô tả mình là nhà khai thác trung chuyển chuyên dụng đầu tiên của Ả Rập Saudi, cung cấp các dịch vụ ở Trung Đông và khu vực xung quanh.

CMA CGM HOÀN TẤT THƯƠNG VỤ MUA LẠI BOLLORÉ LOGISTICS

Tập đoàn vận tải biển khổng lồ CMA CGM của Pháp đã hoàn tất việc mua lại Bolloré Logistics từ công ty vận tải đồng hương Bolloré Group. Hai công ty thông báo giá mua là 4,85 tỷ euro (5,25 tỷ USD), trên cơ sở khoản nợ và tiền mặt ước tính vào ngày hoàn thành.

LIÊN MINH OCEAN KÝ KẾT GIA HẠN HỢP TÁC ĐẾN NĂM 2032

COSCO SHIPPING vui mừng thông báo rằng Liên minh OCEAN hôm nay đã ký các văn bản đồng ý gia hạn Liên minh OCEAN thêm 5 năm, cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2032.

TÌM HIỂU VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ

Vận tải đường biển nội địa là hình thức giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển tới các cảng biển trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CHU LAI SẼ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM DỊCH VỤ LOGISTICS HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ hàng không quốc tế với các hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá, logistics hàng không; trung tâm đào tạo và huấn luyện bay. Cảng hàng không quốc tế Chu Lai được đầu tư xây dựng với quy mô sân bay đạt cấp 4F.

CÁC HÃNG TÀU ĐỒNG LOẠT TĂNG PHÍ THC, DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU “KÊU KHÓ”

Ngay sau Thông tư 39/2023/TT-BGTVT tăng 10% mức giá dịch vụ bốc dỡ container được ban hành, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container.

CẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHỤ PHÍ CỦA HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI

Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA) kiến nghị bổ sung Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá.