Từ ngày 17 - 26/4, cảng Chu Lai vận hành thử nghiệm hệ thống cẩu trục chuyên dụng STS mới. Hệ thống cẩu này sẽ chính thức đưa vào khai thác từ đầu tháng 5/2024 nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, rút ngắn thời gian làm hàng, mang lại hiệu quả trong quá trình lưu thông, vận tải hàng hóa tại khu vực bãi cảng, từ đó gia tăng tần suất khai thác tàu và chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hình 1: Cẩu STS do Tập đoàn THACO INDUSTRIES và DOOSAN VINA phối hợp sản xuất, lắp đặt.
Hình 2: Cẩu STS có khả năng bốc dỡ các container trọng tải 40 tấn, tầm với 40m (từ cẩu ra tàu), phù hợp với các tàu container 50.000 DWT.
Hình 3: Hai cẩu STS sẵn sàng vận hành trên đường ray cầu cảng Chu Lai. Sau thời gian thử nghiệm, hệ thống cẩu sẽ chính thức đưa vào hoạt động từ đầu tháng 5/2024.
Hình 4: Hệ thống cẩu STS có tổng công suất 60 lượt nâng hạ/giờ, năng suất và sản lượng xếp dỡ gấp ba lần so với trước đây.
Hình 5: 2 cẩu trục STS chạy trên đường ray và 3 cẩu eRTG xếp dỡ khu vực bãi container với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng.
Ngày 14/11, hơn 400 đại biểu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành Logistics” do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Đại diện THILOGI, ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự diễn đàn.
Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đang phát huy vai trò mũi nhọn trở thành cửa ngõ kết nối giao thương trong mô hình vận tải đa phương thức: vận tải đường bộ - cảng biển - vận tải biển, giúp khơi thông luồng hàng xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung và tây Nguyên.
Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…
Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hòa chung không khí tươi vui kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), THILOGI tổ chức chương trình sinh hoạt "Sắc hoa Logistics" với nhiều hoạt động ý nghĩa
Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics trong chuỗi giá trị nông sản, THILOGI tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn gói, kết hợp với vận tải đa phương thức từ vận tải đường bộ, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, kho bãi, thủ tục kiểm dịch thực phẩm… với chi phí tối ưu.
Đóng gói là một trong những khâu quan trọng trước khi giao nhận - vận chuyển nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, nguồn nhân lực và thuận tiện trong xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đã giao công đoạn đóng gói cho đơn vị cung ứng dịch vụ logistics.
Ngày 1/10, hơn 10 container sầu riêng của khách hàng tại Đắk Lắk được xuất khẩu qua cảng Chu Lai trên chuyến tàu thuộc hãng SITC.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.