Những tháng đầu năm 2022, thị trường đã có những tín hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu nhộn nhịp trở lại, kéo theo nhu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa tại miền Trung tăng lên.
Theo thống kê, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai 5 tháng đầu năm đạt gần 1,5 triệu tấn, trong đó 977.700 tấn hàng container và 453.000 tấn hàng rời, hàng lỏng. Các loại hàng hóa nhập khẩu chính gồm: linh kiện ô tô, cơ khí, hàng may mặc, hạt nhựa, vải, cát, nguyên liệu giấy, xe nâng chụp… Các mặt hàng xuất khẩu chính qua cảng gồm: trái cây, xe đẩy, bồn nhiên liệu, sàn thùng, áo ghế, găng tay, tinh bột sắn, dăm gỗ, giấy, hạt nhựa, vải, ván ép, hàng may mặc, giày da…
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, cảng Chu Lai đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, xây dựng các giải pháp xếp dỡ hàng hóa tối ưu với chi phí hợp lý. Tại cảng có hệ thống kho bãi rộng lớn, được xây dựng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về phòng cháy chữa cháy, an ninh an toàn cho hàng hóa.
Hiện nay, cảng Chu Lai cung cấp các dịch vụ đa dạng, tiện ích gồm: dịch vụ lai dắt, cứu hộ; xếp dỡ hàng hóa, kiểm đếm, lưu kho; dịch vụ cầu bến, các dịch vụ tàu biển liên quan… phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau (hàng container, hàng rời, hàng lỏng, khí…); góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo thuận tiện cho khách hàng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng; nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Dự kiến sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai năm 2022 đạt hơn 4,5 triệu tấn, tăng 51 % so với năm 2021.
Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Trong tháng 10, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI đã bàn giao gần 1.500 pallet gỗ cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Thăng (Quảng Nam).
Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…
Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hòa chung không khí tươi vui kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), THILOGI tổ chức chương trình sinh hoạt "Sắc hoa Logistics" với nhiều hoạt động ý nghĩa
Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics trong chuỗi giá trị nông sản, THILOGI tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn gói, kết hợp với vận tải đa phương thức từ vận tải đường bộ, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, kho bãi, thủ tục kiểm dịch thực phẩm… với chi phí tối ưu.
Đóng gói là một trong những khâu quan trọng trước khi giao nhận - vận chuyển nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, nguồn nhân lực và thuận tiện trong xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đã giao công đoạn đóng gói cho đơn vị cung ứng dịch vụ logistics.
Ngày 1/10, hơn 10 container sầu riêng của khách hàng tại Đắk Lắk được xuất khẩu qua cảng Chu Lai trên chuyến tàu thuộc hãng SITC.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Hiện, THILOGI là đối tác của các doanh nghiệp lớn, cung ứng dịch vụ đóng gói đa dạng các mặt hàng như: xe máy, ô tô, la phông, vỏ cabin, lốp xe, máy móc lớn, thiết bị công nghiệp…xuất khẩu sang Myanmar, Indonesia, Philippines, Kazakhstan, Mỹ, đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các giải pháp đóng gói toàn diện với hiệu quả tốt nhất.