Tối ngày 25/7 một đám cháy bùng phát trên tàu Fremantle Highway trọng tải 59.525 tấn, dài 199m, quốc tịch Panama, tàu được đóng vào năm 2013, thuộc sở hữu của Shoei Kisen và được quản lý bởi Wallem Ship Management.
Theo thông tin mới nhất cập nhật từ Bloomberg, tàu đang chở gần 4.000 ô tô, trong đó có 498 chiếc ô tô điện và hàng trăm xe sang thuộc các thương hiệu BMW và Mercedes ngoài khơi bờ biển Hà Lan. Reuter đưa tin tàu đang trên đường từ Đức đến Ai Cập.
Vụ cháy đã làm 1 thủy thủ đoàn thiệt mạng, 22 thành viên còn lại đã được sơ tán khỏi con tàu đang bốc cháy bằng xuồng cứu sinh và trực thăng.
Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể pin của một trong những chiếc ô tô điện trên tàu đã bốc cháy. Pin lithium-ion được lắp trong những phương tiện này cực kỳ khó dập tắt khi chúng bắt đầu cháy. Ngày càng có nhiều thiết bị sử dụng pin lithium-ion được vận chuyển trên toàn thế giới - nhưng hệ thống chữa cháy trên các phương tiện vận tải thường lỗi thời và không theo kịp các thách thức phòng cháy chữa cháy mới. Một khó khăn khác là những nơi vận chuyển ô tô như Fremantle Highway thực chất là những bãi đỗ ô tô nổi khổng lồ. Những chiếc ô tô chen chúc nhau và trần nhà ngăn cách chúng rất thấp. Điều này khiến lực lượng cứu hỏa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lửa.
Ngày càng có nhiều lo ngại từ các công ty bảo hiểm xung quanh các vụ cháy xe điện trên các hãng vận tải ô tô. Allianz Global Corporate & Specialty SE (AGCS) đã lưu ý rằng pin lithium-ion (Li-ion) rất dễ cháy gây ra rủi ro ngày càng tăng đối với vận chuyển container và các hãng vận chuyển ô tô, trong Đánh giá về An toàn & Vận chuyển năm 2023.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà sản xuất bị thiệt hại khi ô tô của họ được vận chuyển bằng tàu biển. Năm 2022, tàu Felicity Ace chở gần 4.000 ô tô của Tập đoàn Volkswagen cháy trên Đại Tây Dương với thiệt hại lên đến hơn 282 triệu USD. Hay trước đó vào năm 2019, tàu Grande America bốc cháy và chìm trên biển hơn 2.000 xe sang của Audi và Porsche đã chìm theo nó.
Nguồn: Seatrade Maritime, Bloomberg, Reuter, Deutsche Welle
Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 24/11, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI hoàn thành đóng gói lô thiết bị sản xuất mắt kính cho khách hàng tại Khu công nghiệp VSIP (Quảng Ngãi). Toàn bộ lô hàng được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Following the launch of direct services to major ports in India in August this year, Chu Lai Port has expanded its international network with a direct route to the US.
Ngày 14/11, hơn 400 đại biểu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành Logistics” do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Đại diện THILOGI, ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự diễn đàn.
Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đang phát huy vai trò mũi nhọn trở thành cửa ngõ kết nối giao thương trong mô hình vận tải đa phương thức: vận tải đường bộ - cảng biển - vận tải biển, giúp khơi thông luồng hàng xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung và tây Nguyên.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.
Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.
Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.
Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.
Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.
Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…
Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.
Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.
On October 17, Chu Lai Port showcased its operational competence by receiving and handling nearly 4,000 TEUs of cargo in just over 24 hours, underscoring its efficiency in vessel operations and import-export services.