Hạn hán ở Panama đã làm giảm số lượng tàu qua kênh đào quan trọng này, buộc các tàu chở nhiên liệu và vận chuyển ngũ cốc phải lựa chọn giữa việc xếp hàng chờ đợi hay chuyển hướng đi những tuyến đường dài hơn để tránh tắc nghẽn. Điều này càng làm tăng thêm sự gián đoạn cho mạng lưới vận tải toàn cầu khi hành trình qua kênh đào Suez cũng gặp khó vì phiến quân Houthi tăng cường tấn công vào các tàu biển, khiến các công ty như Maersk và Hapag Lloyd cũng đang phải đang phải tạm chuyển hướng khỏi khu vực Biển Đỏ.
Đường sắt dọc Kênh đào Panama là tuyến đường sắt dài 47 dặm (76 km) chạy liền kề với kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Năm 2023, hạn hán đã khiến một trong những tuyến đường thương mại hàng hải chính của thế giới phải giảm số chuyến qua lại mỗi ngày. Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) buộc giảm số lượng và trọng lượng của các tàu đi qua dựa trên mực nước hiện tại và dự báo ở Hồ Gatun, hồ chứa chính lấy nước mưa giúp tàu đi qua âu thuyền.
Trong bối cảnh khó khăn trên, AP Moller-Maersk thông báo các tàu sẽ tạm bỏ qua Kênh đào Panama và sử dụng phương án thay thế là vận chuyển bằng đường sắt Panama. Phương án này có thể làm phát sinh kinh phí, nhưng ít nhất cũng khả thi hơn việc phải chờ đợi hoặc chuyển hướng đi khác.
Công ty Đường sắt Kênh đào Panama thuộc sở hữu chung của Công ty Pacific Kansas City (CP.TO) của Canada và Mi-Jack Products và được Panama thuê.
Maersk và các chủ tàu khác sẽ sử dụng đường sắt để tạm thời dỡ hàng container khỏi các tàu lớn trước khi đi qua tuyến đường thủy nhằm tuân thủ các hạn chế do hạn hán.
Do chuyển sang vận chuyển bằng đường sắt, Tuyến OC1 của Maersk, kết nối Úc và New Zealand với các thành phố Bờ Đông Hoa Kỳ là Philadelphia và Charleston, Nam Carolina, qua Kênh đào Panama, giờ đây sẽ tạo thành hai tuyến riêng biệt, một qua Đại Tây Dương và một qua Thái Bình Dương.
Nguồn: VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ).
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.
Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.
Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp
Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.
WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.
Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu
Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.