News

MAERSK VÀ HAPAG-LLOYD HỢP TÁC THÀNH LẬP LIÊN MINH

Hapag-Lloyd AG (Hapag-Lloyd) và Maersk A/S, một đơn vị trực thuộc AP Moller – Maersk (Maersk), đã ký một thỏa thuận thành lập liên minh hoạt động lâu dài mới mang tên “Hợp tác Gemini”, sẽ bắt đầu vào tháng 2 năm 2025. Tham vọng là cung cấp một mạng lưới vận tải biển linh hoạt và kết nối với độ tin cậy hàng đầu trong ngành.

Rolf Habben Jansen – Giám đốc điều hành Hapag-Lloyd cho biết:“Hợp tác với Maersk sẽ giúp chúng tôi nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi sẽ được hưởng lợi trong các hoạt động chung và đẩy nhanh hơn nữa quá trình khử cacbon trong ngành vận tải.”

Sự hợp tác mới giữa Hapag-Lloyd và Maersk sẽ bao gồm đội tàu khoảng 290 tàu với tổng sức tải 3,4 triệu container (TEU); Maersk sẽ triển khai 60% và Hapag-Lloyd 40%. Bao gồm 7 tuyến giao thương, 26 dịch vụ tuyến chính trong đó có 14 dịch vụ vận chuyển ở Châu Âu, 4 dịch vụ ở Trung Đông, 13 dịch vụ ở Châu Á và 1 ở Vịnh Mexico.

Vincent Clerc – CEO của Maersk cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác lần này với Hapag-Lloyd, đối tác vận tải biển lý tưởng trong chiến lược của chúng tôi. Bằng việc tham gia hợp tác này, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng một mạng lưới tuyến vận tải thủy linh hoạt nhằm nâng cao tiêu chuẩn về độ tin cậy trong ngành. Điều này sẽ tăng cường việc cung cấp dịch vụ hậu cần tích hợp của chúng tôi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.”

Liên minh này cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng, cung cấp độ tin cậy về lịch trình trên 90% sau khi mạng lưới được đưa vào sử dụng hoàn chỉnh. Bên cạnh chất lượng dịch vụ được cải thiện, khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi từ thời gian vận chuyển được cải thiện ở nhiều cảng lớn – hành lang tới cảng và khả năng tiếp cận một số trung tâm vận tải biển được kết nối tốt nhất trên thế giới.

Cả hai công ty đều cam kết khử cacbon cho đội tàu của mình và đã đặt ra các mục tiêu khử cacbon đầy tham vọng nhất trong ngành với Maersk hướng tới mục tiêu đạt mức không cacbon vào năm 2040 và Hapag-Lloyd vào năm 2045.

Do việc tham gia hợp tác này, Hapag-Lloyd sẽ rời liên minh THE Alliance vào cuối tháng 1 năm 2025. Trước đó, vào tháng 1 năm 2023, Maersk và MSC thông báo rằng liên minh 2M sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2025.

Trong năm 2024, Maersk và Hapag-Lloyd sẽ lên kế hoạch cẩn thận cho quá trình chuyển đổi từ liên minh hiện tại sang hợp tác hoạt động mới. Đồng thời, việc phục vụ khách hàng sẽ được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận hiện có.

Thông tin chi tiết khác về “Hợp tác Gemini”, bao gồm cả lịch trình tàu mới, sẽ được công bố khi hai bên sẵn sàng.

Như vậy từ tháng 02/2025, thế giới vẫn tồn tại 3 liên minh hãng tàu, tuy nhiên cấu trúc của các liên minh đã thay đổi, cụ thể:

THE Alliance: One, Yang Ming & HMM.

Ocean Alliance: CMA-CGM, Cosco & Evergreen.

Gemini Cooperation: Maersk và Hapag-Lloyd.

Nguồn: https://vla.com.vn/

Other news

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ GỒM NHỮNG GÌ?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.

PHÂN BIỆT KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

CẢNG MIỀN TRUNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHO THUÊ KHO HÀNG, KHO NGOẠI QUAN

Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

DỊCH VỤ LOGISTICS XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG QUA CẢNG CHU LAI

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.

PHÂN BIỆT KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KHO NGOẠI QUAN

Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.

DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp

VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI MIỀN TRUNG

Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

TÌM HIỂU VỀ LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ (FIATA)

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.

TÌM HIỂU VỀ WCA - LIÊN MINH HÀNG HÓA THẾ GIỚI (WORLD CARGO ALLIANCE)

WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI TÀU VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu

PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM HÀNG HÓA: COMMODITY, CARGO VÀ GOODS

Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.