Theo CNBC, trần giá cước vận tải biển tăng vọt chỉ trong vài giờ ngày 21/12 do nhiều tàu hàng chuyển hướng khỏi Biển Đỏ. Cụ thể, giá cước vận tải biển lên đến 10.000 USD/Container 40’ từ Thượng Hải tới Anh. Trong khi tuần trước, giá cước chỉ ở mức 1.900 USD/Container 20’ và 2.400 USD/Container 40’.
Giá cước tăng vọt và hàng hóa bị mắc kẹt đều là mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu đã 3 năm hỗn loạn vì đại dịch Covid-19 và áp lực lạm phát dai dẳng. Trần giá cước vận tải biển đã nhảy vọt trong vài giờ vào ngày 21/12 do nhiều tàu hàng chuyển hướng khỏi Biển Đỏ. Giá cước vận chuyển bằng xe tải ở Trung Đông hiện đang được báo giá cao hơn gấp đôi.
Chia sẻ với CNBC, ông Alan Baer, giám đốc điều hành của công ty logistics OL USA cho biết giá cước bị đẩy lên nhanh chóng do các hãng vận tải biển tìm cách bù đắp chi phí gia tăng do chuyển hướng tàu. Động cơ tổng thể của đợt tăng giá cước đột biến này cần phải được làm rõ để cộng đồng vận tải, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, cùng với các cơ quan quản lý nắm được.
“Trong thời Covid, giá cước vận chuyển tăng chậm hơn do tác động của đại dịch đối với chuỗi cung ứng toàn cầu”, “Những gì xảy ra hiện nay gây tác động đột ngột khiến các tàu phải đổi tuyến vận chuyển. Ở một số tuyến đường thương mại nhất định, giá cước tăng vọt từ 100% - 300%, điều này không hoàn toàn bị chi phối bởi sự thay đổi về cung - cầu”, ông Alan Baer nhận định.
Theo công ty logistics Kuehne + Nagel, tính đến sáng 21/12, 158 tàu đã định tuyến lại rời Biển Đỏ, chở hơn 2,1 triệu container hàng hóa. Mỗi container dựa trên ước tính của MDS Transmodal là 50.000 USD, nên tổng giá trị các lô hàng lên đến 105 tỷ USD.
Hiện tại, xung đột ở khu vực Trung Đông và Biển Đỏ chưa có dấu hiệu kết thúc trong ngắn hạn.
Nguồn: doanhnhanvn.vn
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.
Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.
Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp
Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.
WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.
Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu
Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.