Tin tức

Doanh nghiệp vận tải biển gặp khó

Đơn hàng ít, giá cước ngày càng giảm đang khiến những doanh nghiệp ngành vận tải biển gặp khó khăn. Giá cước vận tải biển trên thế giới đang phải giảm, chung bối cảnh đó, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cũng giảm theo.
Giá cước chở hàng giảm, nhiều doanh nghiệp vận tải biển thay đổi cách kinh doanh bằng cách cho nước ngoài thuê tàu. Các chủ tàu Việt đành rút tàu về chạy ở thị trường nội địa, dẫn tới cung vượt cầu. Điều này càng khiến tàu biển tại thị trường Việt Nam 'ế ẩm', giảm giá cước

Giá cước vận chuyển giảm   

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang gặp khó khăn, giá cước vận tải biển trên thế giới đang phải giảm. Chung bối cảnh đó, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cũng giảm theo.

Theo tìm hiểu của PLVN, giá cước vận tải biển container Bắc - Nam hiện nay chỉ khoảng 100.000 - 200.000 đồng/container 20 feet. Với giá cước này, các phụ phí gần như chỉ đủ bù đắp chi phí nâng, hạ container. Ngoài ra, với vận tải thủy nội địa, mặt hàng chủ đạo như các vật liệu xây dựng thời gian qua giảm mạnh, gây nhiều ảnh hưởng tới giá cước vận tải.

Với các tuyến vận tải biển quốc tế, tuyến vận tải từ TP Hồ Chí Minh -Singapore hiện có giá khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/container 20 feet. Đối với container 40 feet, giá cước vận chuyển mỗi container tuyến TP Hồ Chí Minh - Singapore khoảng 2 - 2,6 triệu đồng. Trong khi thời điểm giữa tháng 11/2022, mức cước này khoảng 9 - 11 triệu đồng/container 40 feet và khoảng 2 - 3 triệu đồng/container 20 feet.

Đáng chú ý, có tuyến vận tải biển từ TP Hồ Chí Minh đi cảng biển của Trung Quốc thậm chí có thời điểm giá cước đã xuống mức âm. Hãng tàu chủ yếu thu phụ phí để bù đắp chi phí.

Giá cước chở hàng giảm, nhiều doanh nghiệp vận tải biển thay đổi cách kinh doanh bằng cách cho nước ngoài thuê tàu. Tuy nhiên, thuê tàu cũng đang bị “ép giá”. Cụ thể, theo một doanh nghiệp vận tải biển, mức cước thuê tàu hiện nay đã giảm hơn 50% so với thời kỳ cao điểm. Cùng một loại tàu, thời điểm hiện tại có giá cước thuê khoảng 7.800 USD/ngày, trong khi cách đây khoảng hơn 1 năm, mức cước thuê đạt 16.000 USD/ngày.
Dù giá thuê tàu giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam không ký tiếp được hợp đồng mới cho thuê tàu khi hợp đồng cũ đã hết. Các chủ tàu Việt đành rút tàu về chạy ở thị trường nội địa, dẫn tới cung vượt cầu. Điều này càng khiến tàu biển tại thị trường Việt Nam “ế ẩm”, giảm giá cước.

Doanh thu giảm, lợi nhuận giảm   

Do tình hình kinh doanh khó khăn thời gian qua, nhiều doanh nghiệp vận tải biển có doanh thu và lợi nhuận giảm sâu. Cụ thể, kết thúc quý II/2023, Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) ghi nhận doanh thu đạt 1.042,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,08 tỷ đồng, giảm 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất Vosco ghi nhận kể từ quý 4/2021. Lũy kế nửa đầu năm nay, Vosco ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.561 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 74 tỷ đồng, giảm 76,5% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng ghi nhận mức lợi nhuận giảm mạnh trong quý II. Cụ thể, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt hơn 611 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 79,7 tỷ đồng, giảm 75%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Hải An ghi nhận doanh thu thuần 1.267 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 206 tỷ đồng, giảm lần lượt 20% và 65% so với cùng kỳ năm trước.

Với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), quý II/2023 ghi nhận doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 635 tỷ đồng, giảm 46%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VIMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.213 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với nửa đầu năm 2022.

Theo đại diện vận tải biển Vosco, thị trường tàu hàng khô và tàu container giảm sút mạnh so với cùng kỳ khiến kết quả kinh doanh của đội tàu khô và tàu container bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ số tàu hàng khô Baltic Dry Index (BDI) trong 6 tháng thường xuyên duy trì quanh mức 1.000 điểm và có thời điểm chỉ còn 530 điểm.

“Thị trường container sụt giảm mạnh dẫn đến việc nhiều tàu trước đây được cho thuê định hạn ra nước ngoài đã quay trở lại khai thác trên thị trường nội địa do không tiếp tục cho thuê được, làm cung tàu tăng. Trong khi nhu cầu vận chuyển sụt giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa giảm mạnh, dẫn đến việc giá cước vận chuyển giảm sâu”, Vosco lý giải.

Theo Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, từ nay tới cuối 2023, khi tình hình tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi, lãi suất tiền gửi vẫn tiếp tục xu hướng giữ ở mức cao, thị trường vận tải container chưa thể hồi phục nhanh.

Dự báo sang năm 2024, kinh tế thế giới có sự phục hồi và tăng trưởng tốt hơn 2023, nhưng do nguồn cung công suất vận tải container tăng mạnh nên giá cước khả năng tiếp tục giảm. Thị trường vận tải container có thể phục hồi và khởi sắc hơn vào 2025 khi giá cước ổn định trở lại và cung - cầu trên thị trường cân bằng hơn.

Nguồn: cafef.vn

 

Tin tức khác

Tin tức khác

CÔNG TY ĐÓNG GÓI VÀ THÁO KIỆN THILOGI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT NHỰA TÁI SINH

Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.

CÔNG TY ĐÓNG GÓI VÀ THÁO KIỆN THILOGI CUNG ỨNG GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Ngày 24/11, Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI hoàn thành đóng gói lô thiết bị sản xuất mắt kính cho khách hàng tại Khu công nghiệp VSIP (Quảng Ngãi). Toàn bộ lô hàng được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

CẢNG CHU LAI MỞ TUYẾN HÀNG HẢI KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG MỸ

Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối trục tiếp đến thị trường Mỹ

LÃNH ĐẠO THILOGI THAM DỰ DIỄN ĐÀN “KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÀ NẴNG - ĐỘNG LỰC MỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS"

Ngày 14/11, hơn 400 đại biểu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành Logistics” do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Đại diện THILOGI, ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự diễn đàn.

DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI MIỀN TRUNG

Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đang phát huy vai trò mũi nhọn trở thành cửa ngõ kết nối giao thương trong mô hình vận tải đa phương thức: vận tải đường bộ - cảng biển - vận tải biển, giúp khơi thông luồng hàng xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung và tây Nguyên.

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ GỒM NHỮNG GÌ?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.

HÀNG HÓA QUA CẢNG CHU LAI TĂNG MẠNH TRONG THÁNG 10/2024

Ngày 31/10, hơn 1000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và rời bến an toàn, đánh dấu chuyến tàu thứ 70 trong tháng. Đây cũng là tháng khai thác hàng hóa cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay của cảng Chu Lai.

GIẢI PHÁP LOGISTICS TRỌN GÓI CHO DOANH NGHIỆP

Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 -17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Điều này khiến doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh và khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.

ĐẠI DIỆN THILOGI THAM DỰ HỘI NGHỊ LOGISTICS VIỆT NAM LẦN THỨ 2 NĂM 2024

Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức vừa diễn ra ngày 31/10, tại TP. HCM. Đại diện THILOGI, ông Tăng Tiến Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Vận tải đường bộ THILOGI chi nhánh miền Nam và ông Đinh Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh doanh THILOGI chi nhánh miền Nam tham dự hội nghị.

CẢNG CHU LAI LẮP ĐẶT VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TÀU CẬP CẢNG VÀ KHÍ TƯỢNG

Vừa qua, cảng Chu Lai đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc tàu cập cảng và khí tượng. Đây là điều kiện để cảng tiếp nhận, khai thác tàu có tải trọng lớn; đồng thời quản lý và giám sát toàn bộ quá trình tàu cập bến, đảm bảo vận hành an toàn, nhanh chóng.

PHÂN BIỆT KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

NGƯỜI CHỈ HUY TRÊN NHỮNG HẢI TRÌNH

Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa của các doanh nghiệp trong khu vực, từ năm 2008, Công ty Vận tải biển THILOGI đưa vào hoạt động 02 tàu container: Trường Hải Star 2 và Trường Hải Star 3. Điều hành đội tàu gồm có 32 nhân sự, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như: thuyền trưởng, đại phó, sĩ quan boong, máy trưởng, sĩ quan máy, thủy thủ, thợ máy, bếp trưởng…

THILOGI THAM DỰ HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP NĂM 2024

Ngày 11/10, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổ chức Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương và hơn 20 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc THILOGI tham dự hội nghị.

VẬN CHUYỂN AN TOÀN, NHANH CHÓNG LÔ XE TẢI CỦA THACO AUTO

Vừa qua, THILOGI tiếp nhận, vận chuyển lô 237 xe tải do THACO AUTO sản xuất đến các chi nhánh, đại lý của Công ty J&T Express Việt Nam một cách an toàn, nhanh chóng.

CẢNG CHU LAI XẾP DỠ GẦN 4.000 TEUS HÀNG HÓA CHỈ TRONG HƠN 24 GIỜ

Ngày 17/10, cảng Chu Lai đã tiếp nhận và xếp dỡ gần 4.000 TEUs hàng hóa chỉ trong hơn 24 giờ. Đây là con số ấn tượng, thể hiện năng lực của cảng về khả năng khai thác, giải phóng tàu và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.