Tin tức

CÁC HÃNG TÀU ĐỒNG LOẠT TĂNG PHÍ THC, DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU “KÊU KHÓ”

Ngay sau Thông tư 39/2023/TT-BGTVT tăng 10% mức giá dịch vụ bốc dỡ container được ban hành, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container.

Sau công văn kiến nghị Chính phủ cùng các Bộ liên quan của Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam (Visaba), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam cũng đã có công văn số 01/VNSC-VP gửi đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ công Thương, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính và Cục Hàng hải Việt nam về việc tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài.

Niêm yết không cần giải trình

Theo đó, Hiệp hội Chủ hàng cho biết từ nhiều năm nay, các hãng tàu nước ngoài đã tự ý thu hàng chục loại phí và phụ phí khác nhau đối với hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Không chỉ vậy, các hãng tàu cũng liên tục tự tăng các loại phí và phụ phí này mà không phải chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan nào, hầu hết ở mức rất cao, cao hơn rất nhiều so với phí bốc dỡ container mà hãng tàu trả lại cho các cảng biển Việt Nam.

Cập nhật mới nhất, khi Thông tư 39/2023/TT-BGTVT Bộ GTVT quyết định điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu, sử dụng cầu, bến, phao neo, bốc dỡ container, lai dắt vừa được ban hành ngày 25/12/2023, bắt đầu có hiệu lực từ 15/02/2024 thì ngay từ đầu tháng 02/2024, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container tại Việt Nam. Điều đáng nói là việc tăng phí này chỉ áp dụng đối với Việt Nam, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều chưa có động thái tăng THC. Đặc biệt, nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì 10-20% tăng phí THC của hãng tàu cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container cảng biển Việt Nam.

“Việc ban hành Thông tư 39 đã được các Bộ Ban Ngành nghiên cứu rất kỹ lưỡng sau hơn 5 năm không điều chỉnh bất kỳ loại giá dịch vụ nào, nhưng các hãng tàu nước ngoài, chỉ trong thời gian chưa đến 01 tháng từ khi Thông tư 39 được ban hành đã ngay lập tức tự cho mình quyền điều chỉnh mức phí THC áp dụng riêng đối với Việt Nam, các hãng tàu nước ngoài chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh 15 ngày và không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí, phụ phí hay bất kỳ báo cáo, ràng buộc từ các quy định nào của cơ quan chức năng”, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam nhấn mạnh.

Đồng thời khẳng định điều đáng nói là hành vi điều chỉnh THC đợt này không phải là lần đầu tiên. Hiệp hội Chủ hàng nhận định điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với Quốc gia trong công tác quản lý hãng tàu nước ngoài và bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cảng biển và logistics nước nhà.

Yêu cầu kê khai giá

Với hiện trạng quan ngại nêu trên, Hiệp hội Chủ hàng đề xuất các Cơ quan Ban Ngành cần có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để kiểm soát hành vi điều chỉnh phí THC, phụ phí của các hãng tàu nước ngoài.

Hiệp hội Chủ hàng đề xuất các Cơ quan Ban Ngành cần có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để kiểm soát hành vi điều chỉnh phí THC, phụ phí của các hãng tàu nước ngoài.

Cụ thể, bổ sung Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá để hoàn thiện cơ chế quản lý mức giá và các loại phụ thu đối với hàng hoá tại cảng biển, tránh trường hợp các hãng tàu tuỳ ý tăng giá và lạm thu ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu. Hãng tàu cần có báo cáo về cơ cấu phí THC, trong trường hợp các phụ thu này siêu lợi nhuận thì Cơ quan chức năng cần phải áp dụng các chính sách thu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sớm rà soát và ban hành cơ chế quản lý việc thu các loại phụ phí, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, yêu cầu chủ tàu ngừng ngay việc thu các loại phí không hợp lý, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế quản lý việc thu phí của các hãng tàu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phù hợp.

Đồng thời, tham khảo học hỏi kinh nghiệm quản lý các hãng tàu nước ngoài từ các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia… để xây dựng, hoàn thiện các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động của các hãng tàu nước ngoài, tránh thất thu ngân sách Nhà nước, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước.

“Phát huy lợi thế nguồn tài nguyên biển và thị trường Việt Nam với khoảng 15 triệu container hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng biển mỗi năm thì nguồn thu sẽ khoảng 3 tỷ USD – là vô cùng tiềm năng và quan trọng mà các hãng tàu nước ngoài không thể bỏ qua, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường hoạt động kiểm soát đối với các hãng tàu nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi chính đáng của các doanh nghiệp và đất nước. Do đó, với các ý kiến và góp ý đề xuất trên đây, Hiệp hội rất mong quý các Cơ quan Ban Ngành kịp thời ban hành các quy định, cơ chế kiểm soát việc thu phí của các hãng tàu nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, bảo vệ vị thế xứng tầm của ngành hàng hải Việt Nam”, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam kiến nghị.

Trước đó, Thông tư 39/2023/TT-BGTVT ban hành cuối năm 2023 và có hiệu lực từ 15/2/2024 đã điều chỉnh mức giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển tại một số khu vực tăng khoảng 10% so với mức giá quy định trong Thông tư 54, một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại.

Chuyên gia cho rằng giá bốc dỡ container chiếm phần lớn trong cơ cấu phí THC (giá mà hãng tàu thu của khách hàng xuất nhập khẩu để chi trả chi phí tại cảng), được xem là căn cứ để hãng tàu nước ngoài xác định phí THC, trong khi sự chênh lệch giữa giá dịch vụ bốc dỡ container và giá THC là rất lớn. Do đó, cũng là có căn cứ khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại việc tăng gía sàn dịch vụ bốc dỡ container sẽ là cái “cớ” để các hãng tàu tăng phí THC làm tăng chi phí và giảm cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, áp lực tiếp tục bị đè nặng lên doanh nghiệp chủ hàng. Và trên thực tế cho thấy ngay từ đầu tháng 02/2024, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container tại Việt Nam.

Theo Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp
 

Tin tức khác

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ GỒM NHỮNG GÌ?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.

PHÂN BIỆT KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

CẢNG MIỀN TRUNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHO THUÊ KHO HÀNG, KHO NGOẠI QUAN

Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

THILOGI CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI CHUẨN QUỐC TẾ

Hiện, THILOGI là đối tác của các doanh nghiệp lớn, cung ứng dịch vụ đóng gói đa dạng các mặt hàng như: xe máy, ô tô, la phông, vỏ cabin, lốp xe, máy móc lớn, thiết bị công nghiệp…xuất khẩu sang Myanmar, Indonesia, Philippines, Kazakhstan, Mỹ, đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các giải pháp đóng gói toàn diện với hiệu quả tốt nhất.

DỊCH VỤ LOGISTICS XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG QUA CẢNG CHU LAI

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.

PHÂN BIỆT KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KHO NGOẠI QUAN

Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.

PHÂN BIỆT KHO CROSS DOCKING VÀ KHO HÀNG TRUYỀN THỐNG

Cross docking là kỹ thuật trong logistics, nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động kho hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi. Cross docking đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng - giao hàng.

DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp

PHÂN TÍCH CÁC HIỆP HỘI LOGISTICS

Các hiệp hội logistics là các tổ chức tập hợp các doanh nghiệp, chuyên gia và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Các hiệp hội này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo, nghiên cứu và kết nối giữa các thành viên.

VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI MIỀN TRUNG

Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

TÌM HIỂU VỀ LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ (FIATA)

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.

TÌM HIỂU VỀ WCA - LIÊN MINH HÀNG HÓA THẾ GIỚI (WORLD CARGO ALLIANCE)

WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI TÀU VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu

PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM HÀNG HÓA: COMMODITY, CARGO VÀ GOODS

Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.