Tin tức

CÁC HÃNG TÀU ĐANG THU KHOẢNG 10 LOẠI PHỤ PHÍ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI CẢNG BIỂN

Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (Visaba) vừa có ý kiến khi hàng loạt loại phí, phụ thu do hãng tàu nước ngoài tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng.
Theo ông Nhữ Đính Thiện, Phó Tổng Thư ký Visaba, với hiện trạng hoạt động của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cảng biển, logistics và công tác quản lý của Nhà nước.

Ông Thiện phân tích: gần 100% sản lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận; các hãng tàu nước ngoài ra vào cảng, mở tuyến không cần phải báo cáo vì pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định về đăng ký, quản lý tuyến vận tải.

Bên cạnh đó, các hãng tàu đang thu khoảng 10 loại phụ phí đối với hàng hóa tại cảng biển (như phụ thu phí THC, phụ thu chứng từ, phụ thu xăng dầu, vệ sinh container…). Tuy nhiên, mức giá và các loại phụ thu này do hãng tàu tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng.

Các chủ hàng Việt Nam do không phải là người đàm phán ký hợp đồng vận chuyển nên các điều khoản về phụ thu mà hãng tàu đưa ra chủ hàng buộc phải chấp nhận để lấy được hàng.

Với cách làm trên, ngay từ đầu năm 2024, các hãng tàu nước ngoài đã liên tục công bố tăng từ 10–20% (từ 290.000 đồng -550.000 đồng/container) phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container;

Các hãng tàu khi muốn điều chỉnh các loại phí và phụ phí, chỉ cần niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh giá 15 ngày và không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí và phụ phí (theo Nghị định 146/2016/NĐ-CP ngày 2/11/2016 về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển).

Các hãng tàu nước ngoài đã và đang yêu cầu các depot chiết khấu rất mạnh, đến 50-60% giá nâng hạ, trong khi phí này không liên quan đến các hãng tàu.

Từ thực tế trên, ông Thiện tính toán, với 25 triệu TEUS thông qua cảng biển Việt Nam, trong đó khoảng 15 triệu container hàng hóa XNK thì Việt Nam đang là thị trường quan trọng của các hãng tàu nước ngoài.

Trên thực tế, bình quân 1 container, các hãng tàu phụ thu 200 USD, như vậy, hàng năm Việt Nam đang để trên 3 tỷ USD thiếu kiểm soát. Đây là khoản thu trên lãnh thổ Việt Nam và do các chủ hàng XNK Việt Nam chi trả. Việc này làm tăng chi phí logistics và giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam với các nước khác. Cụ thể là hiện nay có những tuyến vận tải giá cước bằng 0 hoặc âm.

Bất bình trước thực tế trên, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam đã có công văn gửi đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính và Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài.

Ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, từ nhiều năm nay, các hãng tàu nước ngoài tự ý thu hàng chục loại phí, phụ phí khác nhau với hàng hóa của doanh nghiệp XNK Việt Nam. Việc tăng giá này không căn cứ theo quy định nào của cơ quan quản lý và cao hơn nhiều so với phí bốc dỡ mà hãng tàu trả lại cho phía cảng biển Việt Nam.

Theo đó, khi Thông tư 39/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu, sử dụng cầu, bến, phao neo, bốc dỡ container, lai dắt vừa được ban hành ngày 25/12/2023, bắt đầu có hiệu lực từ 15/2/2024, ngay từ đầu tháng 2/2024, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container tại Việt Nam. Điều đáng nói là việc tăng phí này chỉ áp dụng đối với Việt Nam, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều chưa có động thái tăng phí THC. Đặc biệt, nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì 10-20% tăng phí THC của hãng tàu cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container cảng biển Việt Nam.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, đã đến lúc cần siết lại công tác quản lý phụ phí đối với hãng tàu nước ngoài. Muốn vậy, cần nghiên cứu về mặt pháp lý cũng như thông lệ quốc tế.

Từ thực tế trên, các hiệp hội đề xuất cơ quan quản lý cần bổ sung phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá để hoàn thiện cơ chế quản lý mức giá và các loại phụ thu đối với hàng hoá tại cảng biển, tránh trường hợp các hãng tàu tuỳ tiện tăng giá và lạm thu ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ hàng. Trong trường hợp các phụ thu siêu lợi nhuận thì phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đồng thời, rà soát và ban hành cơ chế quản lý việc thu các loại phụ phí, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, yêu cầu chủ tàu ngừng ngay việc thu các loại phí không hợp lý, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế quản lý việc thu phí của các hãng tàu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tin tức khác

PHÂN BIỆT KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

CẢNG MIỀN TRUNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHO THUÊ KHO HÀNG, KHO NGOẠI QUAN

Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

THILOGI CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÓNG GÓI CHUẨN QUỐC TẾ

Hiện, THILOGI là đối tác của các doanh nghiệp lớn, cung ứng dịch vụ đóng gói đa dạng các mặt hàng như: xe máy, ô tô, la phông, vỏ cabin, lốp xe, máy móc lớn, thiết bị công nghiệp…xuất khẩu sang Myanmar, Indonesia, Philippines, Kazakhstan, Mỹ, đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các giải pháp đóng gói toàn diện với hiệu quả tốt nhất.

DỊCH VỤ LOGISTICS XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG QUA CẢNG CHU LAI

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

DỊCH VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.

PHÂN BIỆT KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KHO NGOẠI QUAN

Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.

PHÂN BIỆT KHO CROSS DOCKING VÀ KHO HÀNG TRUYỀN THỐNG

Cross docking là kỹ thuật trong logistics, nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động kho hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi. Cross docking đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng - giao hàng.

DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp

PHÂN TÍCH CÁC HIỆP HỘI LOGISTICS

Các hiệp hội logistics là các tổ chức tập hợp các doanh nghiệp, chuyên gia và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Các hiệp hội này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo, nghiên cứu và kết nối giữa các thành viên.

VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI MIỀN TRUNG

Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

TÌM HIỂU VỀ LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ (FIATA)

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.

TÌM HIỂU VỀ WCA - LIÊN MINH HÀNG HÓA THẾ GIỚI (WORLD CARGO ALLIANCE)

WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI TÀU VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu

PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM HÀNG HÓA: COMMODITY, CARGO VÀ GOODS

Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.

TÌM HIỂU VỀ TÀU NEO PANAMAX VÀ FEEDER

Tàu Neo-Panamax: Là loại tàu chở hàng có kích thước và trọng tải trong quy định, có thể đi qua kênh đào Panama. Tàu gom hàng (feeder): Là loại tàu nhỏ, thông thường có tải trọng từ 300 đến 1.000 TEU.